ARMY

Quân đội Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

"Thực lực quân sự Việt Nam đã được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông, tác chiến mạnh, sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á".
Quân đội Nhân dân Việt Nam
1. Thực lực quân sự đứng đầu Đông Nam Á Tạp chí Ngoại giao của Trung Quốc nhận định như trên và phân tích thêm: lực lượng vũ trang của Việt Nam chủ yếu bao gồm quân đội nhân dân và dân quân tự vệ, còn có cả cảnh sát biển và công an nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập năm 1944, lúc đầu chỉ có 34 người, gọi là “Đội tuyên truyền giải phóng quân” Việt Nam, trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và giải phóng miền Nam, đến nay quy mô và sức mạnh chiến đấu không ngừng lớn mạnh. Theo “Sách Trắng Quốc phòng” công bố năm 2009 của Việt Nam, hiện nay lực lượng thường trực của quân đội Việt Nam (bao gồm cả bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương) có tổng cộng 450 nghìn người, lực lượng dự bị khoảng 5 triệu người. Bộ đội chủ lực là thành phần cốt cán của quân đội nhân dân Việt Nam , bao gồm lục quân, hải quân, phòng không không quân, bộ đội biên phòng. Lục quân Việt Nam hiện chia thành 8 Quân khu, một số Quân đoàn, Sư đoàn bộ binh, Lữ đoàn tăng thiết giáp, Lữ đoàn tác chiến đặc chủng, Lữ đoàn pháo binh dã chiến, Sư đoàn công binh, Sư đoàn xây dựng kinh tế.
Tên lửa hiện đại của quân đội Nhân dân Việt Nam
Trang bị vũ khí chủ yếu gồm có 850 xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, 300 xe tăng hạng nhẹ PT-76, 100 xe trinh sát thiết giáp BRDM-1/2, 300 xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2, 1.100 xe thiết giáp chở quân BTR-40/50/60/152, khoảng 2.300 cỗ pháo kéo xe và một số dàn phóng tên lửa, pháo cao xạ, pháo tự hành, tên lửa chống tăng và tên lửa đất đối không. Hải quân Việt Nam thành lập năm 1955, hiện biên chế thành 4 vùng hải quân ven biển, trang bị chủ yếu gồm hai tàu ngầm mini mua của Bắc Triều Tiên năm 1977, 6 tàu hộ vệ, 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Cheetah”, 37 tàu tuần tra và một số tàu rà quét thủy lôi, tàu đổ bộ và tàu tiếp tế hậu cần. Phòng không không quân Việt Nam thành lập năm 1963, được sáp nhập từ Bộ Tư lệnh phòng không và Cục không quân, hiện được biên chế thành một số Sư đoàn phòng không và Sư đoàn không quân, bên dưới có Trung đoàn máy bay tấn công, Trung đoàn máy bay tiêm kích, Trung đoàn máy bay vận tải, Trung đoàn pháo cao xạ, Trung đoàn rađa. Trang bị chủ yếu gồm có 140 máy bay MiG-21, 7 máy bay SU-27SK, 4 máy bay SU-30MKK, 53 máy bay SU-22, 4 máy bay chống tàu ngầm Be –12, 26 trực thăng chống tăng MiG-24, 10 trực thăng chống tàu ngầm Ka-28 và một số máy bay huấn luyện, tên lửa không đối không, không đối đất, đất đối không.

Hải quân Việt Nam
Bộ đội biên phòng Việt Nam thành lập năm 1959, có chức năng cơ bản là thực hiện quản lý biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ biên giới trên bộ, hải đảo, vùng biển và trật tự an ninh ở khu vực cửa khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Ngoài quân đội nhân dân, dân quân tự vệ Việt Nam cũng là bộ phận cấu thành chủ yếu của lực lượng vũ trang Việt Nam. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng vẫn ở vị trí sản xuất và công tác, thời bình là lực lượng lao động sản xuất chính, thời chiến là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân. Dân quân tự vệ chủ yếu thuộc các loại hình bộ binh, phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, giao thông, phòng chống hóa học, điều trị y tế và dân quân tự vệ trên biển, trong đó dân quân tự vệ trên biển mới được thành lập từ năm 2009 nhằm đối phó với những đe dọa an ninh trên biển. Việt Nam còn có lực lượng cảnh sát biển, thành lập năm 1998. Vì thế, Việt Nam hiện nay có ba bộ phận lực lượng vũ trang trên biển là hải quân, cảnh sát biển và dân quân tự vệ biển, cho thấy Việt Nam hết sức coi trọng an ninh trên biển. 2. Chú trọng Biển Đông, đẩy nhanh hiện đại hóa hải quân không quân Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã bắt đầu tiến trình hiện đại hóa quân đội. Sau sự kiện khủng bố ngày 11/9, nhất là từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh cục bộ kỹ thuật cao đối với Irắc, Việt Nam đã ý thức được rằng hình thái chiến tranh trong tương lai sẽ có thay đổi to lớn, vũ khí trang bị truyền thống và dạng thức tác chiến truyền thống đã không thể thích hợp với yêu cầu chiến tranh trong tương lai. Mục tiêu tổng thể trong xây dựng quân đội của Việt Nam là “Cách mạng hóa, chính quy hóa, tinh nhuệ hóa và từng bước hiện đại hóa”.

Tàu ngầm của hải quân việt nam
Vì thế, Việt Nam đã mở rộng chi phí quốc phòng, từ chỗ chú trọng xây dựng quy mô chuyển sang xây dựng chất lượng quân đội, chú trọng nguyên tắc phát triển phối hợp giữa các quân binh chủng và ưu tiên phát triển hải quân - không quân, đồng thời tiếp tục tăng cường xây dựng lực lượng dự bị như dân quân tự vệ. Việt Nam bắt đầu thực hiện phương châm chiến lược “thu hẹp lục quân mở rộng hải quân”, coi việc bảo vệ lãnh thổ trên biển và tài nguyên biển là trọng tâm của chiến lược quân sự mới, tăng cường một cách có trọng điểm khu vực ven biển miền Trung Nam Bộ và bố trí binh lực ở các đảo mà Việt Nam đã chốt giữ , làm nổi bật nhiệm vụ xây dựng hải quân và không quân
Tàu hộ vệ tên lửa của hai quân việt nam
Năm 2001, Việt Nam đã cho ra đời “Kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang thế kỷ mới”, đề xuất thay đổi toàn diện vũ khí trang thiết bị của ba quân chủng lục quân, hải quân và không quân, trọng tâm là ưu tiên đảm bảo hiện đại hóa phòng không không quân và hải quân, đồng thời lắp đặt các loại trang thiết bị cảnh báo, trinh sát, chỉ huy, cơ động và đảm bảo cung cấp hậu cần. “Sách Trắng Quốc phòng” năm 2009 của Việt Nam cũng nhiều lần nhấn mạnh phải xây dựng quân đội hiện đại hóa có trang bị vũ khí tiên tiến, trong khi tự nghiên cứu chế tạo, liên hợp sản xuất trang thiết bị, đồng thời mua sắm khối lượng lớn vũ khí trang thiết bị tiên tiến của nước ngoài, nâng cao tính năng vũ khí trang thiết bị của bản thân, trong đó mua sắm vũ khí trang thiết bị cho hải quân và phòng không không quân đã chiếm tỉ lệ rất lớn.
Hình ảnh Su-30MK2 mới của Việt Nam
Cuối năm 2003, Việt Nam đã đặt mua của Nga 4 máy bay chiến đấu SU-30MK đa tính năng. Đồng thời, không quân Việt Nam đã hợp tác với Ixraen và Nga cải tiến hệ thống rađa của máy bay MiG-21, lắp đặt trên máy bay thiết bị trinh sát chụp ảnh ban đêm. Năm 2005, Việt Nam lại đặt mua hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 trang bị cho một số đại đội pháo binh. Không quân Việt Nam còn mua máy phản lực huấn luyện L-39C/máy bay tấn công hạng nhẹ của Séc, nhập khẩu một bộ phận máy bay luấn luyện KT-1, T-50 của Hàn Quốc và Ba Lan. Tháng 3/2005, Việt Nam và Ba Lan đã ký Hiệp định mua vũ khí trị giá 150 triệu USD, mua 12 chiếc máy bay tuần tra trên biển M-28, 4 máy bay trực thăng cứu hộ trên biển W-3RM và 8 hệ thống trinh sát trên biển MSC-400 của Ba Lan. Năm 2009, Việt Nam lại ký hiệp định với Nga, mua của Nga 12 máy bay chiến đấu đa chức năng SU-30MK2. Để thích ứng với yêu cầu đặt ra trong tương lai, Hải quân Việt Nam đã có kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, hy vọng đến trước năm 2015 sẽ hoàn thành đổi mới trang thiết bị, để Hải quân Việt Nam trở thành một lực lượng hải quân trên biển hiện đại có đầy đủ các binh chủng, có khả năng tác chiến cơ động và khả năng tấn công hỏa lực tầm xa tương đối mạnh, đến trước năm 2050 sẽ hình thành một lực lượng tác chiến đa chiều độc lập ở biển xa. Từ năm 1995 đến nay, Hải quân Việt Nam đã lần lượt đặt mua hơn 10 chiếc tàu chiến mang tên lửa có tên “Poisonous spider” của Nga, 12 chiếc tàu tuần tra của Thụy Điển, 2 tàu ngầm mini của Bắc Triều Tiên.Sau năm 2000, Việt Nam bắt đầu mua tàu mặt nước cỡ lớn của nước ngoài. Năm 2003, Việt Nam đã ký hiệp định trị giá 120 triệu USD với Nga, có kế hoạch mua của Nga 12 chiếc tàu chiến tốc độ cao mang tên lửa có tên “Lightning”. Việt Nam còn mua các loại tàu tấn công/tuần tra tốc độ cao của Hàn Quốc có các tên “Dolphin”/ “Wildcat”; mua của Ba Lan 4 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Miners”, 1 tàu huấn luyện “Nick Ward”, 8 tàu tuần tra bờ biển “Pilica”, và một tàu tuần tra cỡ lớn “Aubrey Lutz” đã cải tiến. Năm 2007, Việt Nam lại mua của Nga 2 tàu hộ vệ “Cheetah” và một hệ thống tên lửa chống hạm trên bờ mới nhất để lắp ráp tên lửa hành trình chống hạm có tốc độ siêu âm "Ruby". Để khắc phục những bất cập về năng lực tác chiến dưới nước, năm 2009, Việt Nam đã ký một hợp đồng lớn với Nga, mua 6 chiếc tàu tàu ngầm lớp “KILO” chạy bằng động cơ diezen trị giá 1,8 tỉ USD, đồng thời chuẩn bị thành lập lực lượng tàu ngầm.

Bên cạnh việc mua sắm vũ khí của Nga, Việt Nam cũng tăng cường hợp tác quân sự với nhiều quốc gia trên thế giới nhằm mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị nâng tầm của Việt Nam trên trường quốc tế và trong khu vực ít nhất là trong lĩnh cực quân sự.
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại của Việt Nam(hình minh họa)

10 quân đội hùng mạnh nhất thế giới

Mỹ, Nga và Trung Quốc vẫn là ba quốc gia dẫn đầu danh sách 10 nước có lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới, theo đánh giá của trang web quân sự phi chính phủ Global Firepower. Để đưa ra đánh giá nói trên, các chuyên gia phân tích tại Global Firepower đã dựa vào 40 tiêu chí khác nhau của một quốc gia, bao gồm số lượng chiến đấu cơ, số lượng binh lính và lực lượng lao động... để cho ra Chỉ số sức mạnh (Power Index). Trong đó, lực lượng lao động thể hiện trực tiếp năng suất của các ngành quốc phòng trong thời chiến, bao gồm năng suất sản xuất đạn dược, bom, quân trang, thuốc men... Thông thường, các quốc gia có dân số càng đông thì sẽ có lực lượng lao động càng mạnh, chẳng hạn như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, cũng với cách tính toán của Global Firepower, nếu một quốc gia có năng lực vũ khí cao (lợi thế) cũng kéo theo mức tiêu thụ tài nguyên, như dầu mỏ, cũng cao theo (bất lợi). Vì vậy, theo Global Firepower, quốc gia nào có Power Index càng thấp thì sức mạnh quân sự của quốc gia đó càng cao. Tuy nhiên, năng lực hạt nhân không được tính kèm vào trong chỉ số này vì như vậy sẽ làm phá sản mục đích của việc so sánh sức mạnh quân sự giữa các nước, Global Firepower cho hay. Sau đây là 10 quân đội hùng mạnh nhất thế giới, theo cách tính của Global Firepower:
1. Mỹ Chỉ số sức mạnh: 0,2475
Ngân sách quốc phòng (năm 2012): 689,6 tỉ USD
Số lượng binh sĩ tại ngũ: 1,5 triệu lính
Lực lượng lao động: 153,6 triệu người
Tổng số chiến đấu cơ: 15.293
Tổng số tàu chiến: 290
2. Nga
Chỉ số sức mạnh: 0,2618
Ngân sách quốc phòng (năm 2012): 64 tỉ USD
Số lượng binh sĩ tại ngũ: 1,2 triệu lính
Lực lượng lao động: 75,3 triệu người
Tổng số chiến đấu cơ: 4.498
Tổng số tàu chiến: 224
3. Trung Quốc
Chỉ số sức mạnh: 0,3351
Ngân sách quốc phòng (năm 2012): 129,3 tỉ USD
Số lượng binh sĩ tại ngũ: 2,3 triệu lính
Lực lượng lao động: 795,5 triệu người
Tổng số chiến đấu cơ: 5.048
Tổng số tàu chiến: 972
Chỉ số sức mạnh: 0,4346
Ngân sách quốc phòng (năm 2012): 44,3 tỉ USD
Số lượng binh sĩ tại ngũ: 1,33 triệu lính
Lực lượng lao động: 487,6 triệu người
Tổng số chiến đấu cơ: 1.962
Tổng số tàu chiến: 170
5. Anh
Chỉ số sức mạnh: 0,5185
Ngân sách quốc phòng (năm 2012): 57,9 tỉ USD
Số lượng binh sĩ tại ngũ: 224.500 lính
Lực lượng lao động: 31,7 triệu người
Tổng số chiến đấu cơ: 1.412
Tổng số tàu chiến: 77
6. Pháp
Chỉ số sức mạnh: 0,6163
Ngân sách quốc phòng (năm 2012): 58,2 tỉ USD
Số lượng binh sĩ tại ngũ: 362.485 lính
Lực lượng lao động: 29,6 triệu người
Tổng số chiến đấu cơ: 544
Tổng số tàu chiến: 180
7. Đức
Chỉ số sức mạnh: 0,6491
Ngân sách quốc phòng (năm 2012): 43,5 tỉ USD
Số lượng binh sĩ tại ngũ: 148.996 lính
Lực lượng lao động: 43,6 triệu người
Tổng số chiến đấu cơ: 925
Tổng số tàu chiến: 67
8. Hàn Quốc
Chỉ số sức mạnh: 0,6547
Ngân sách quốc phòng (năm 2012): 28,3 tỉ USD
Số lượng binh sĩ tại ngũ: 653.000 lính
Lực lượng lao động: 25 triệu người,
Tổng số chiến đấu cơ: 871,
Tổng số tàu chiến: 190
9. Ý
Chỉ số sức mạnh: 0,6838
Ngân sách quốc phòng (năm 2012): 31,9 tỉ USD
Số lượng binh sĩ tại ngũ: 293.202 lính
Lực lượng lao động: 25 triệu người
Tổng số chiến đấu cơ: 770
Tổng số tàu chiến: 179
10. Brazil
Chỉ số sức mạnh: 0,6912
Ngân sách quốc phòng (năm 2012): 31,6 tỉ USD
Số lượng binh sĩ tại ngũ: 371.199 lính
Lực lượng lao động: 104,7 triệu người
Tổng số chiến đấu cơ: 822
Tổng số tàu chiến: 106

Cảnh lắp siêu tên lửa LRASM trên oanh tạc cơ B-1

Không quân Mỹ vừa tiết lộ một số hình ảnh ghi lại quá trình nạp tên lửa chống hạm tầm xa LRASM trên máy bay ném bom B-1 tại căn cứ không quân Gyess, bang Texas.
Các thành viên của đội vận chuyển đạn dược số 7 thuộc Không quân Mỹ vận chuyển tên lửa không đối hạm LRASM đến gần một chiếc máy may ném bom B-1 tại căn cứ không quân Gyess, bang Texas Không giống như các tên lửa chống hạm hiện nay, LRASM hoạt động trên cơ chế tự động với trang bị là các tên lửa chống hạm có điều khiển. Do được thiết kế có khả năng tàng hình và bán kính chiến đấu lớn, hệ thống LRASM sẽ làm cho đối phương bất ngờ khi tham gia tấn công từ ngoài tầm các hệ thống phòng không LRASM có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm. Các hệ thống mô đun cảm biến đa phổ, đường truyền dữ liệu, hệ thống định vị GPS số hóa tăng cường chống nhiễu giúp nó có thể phát hiện và tấn công phá hủy các mục tiêu cụ thể trong một nhóm tàu chiến của đối phương. B-1 là loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa, thường được sử dụng trong các nhiệm vụ tuần tiễu hay ném bom thông minh trên nhiều chiến trường có Mỹ tham chiến Máy bay ném bom B-1 có tầm hoạt động rất rộng lên tới 12.045 km. Nó có thể mang nhiều loại vũ khí khác nhau bao gồm bom thông thường và bom hạt nhân cũng như một số loại tên lửa. LRASM dự định sẽ trở thành tên lửa chống hạm chủ lực của các tàu chiến Mỹ và trang bị cho các máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer.

ĐẶC NHIỆM CỦA PHÁP


Lực lượng đặc biệt là một thuật ngữ dùng để chỉ các đơn vị quân sự chiến thuật tinh nhuệ được huấn luyện đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ có độ nguy hiểm mà những đơn vị thông thường không thực hiện được. Những nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị lực lượng đặc biệt: Trinh sát sâu trong hậu cứ đối phương; Huấn luyện và hỗ trợ phát triển các đơn vị vũ trang khác; Biệt kích; Hoạt động chuẩn bị chiến trường; Hỗ trợ các hoạt động nổi dậy trong vùng kiểm soát của đối phương; Hỗ trợ hoạt động chống khủng bố; Làm gián đoạn các tuyến hậu cần sâu trong hậu cứ đối phương. Do những nhiệm vụ trên, các binh sĩ của lực lượng đặc biệt đều đòi hỏi cao về thể chất, tinh thần, sự can đảm và kỹ năng hoạt động riêng lẻ hoặc theo nhóm nhỏ, thường trong sự cô lập và trong một môi trường thù địch[1]. Do tính chất này, các đơn vị thuộc lực lượng đặc biệt là những tài sản có giá trị cao, chỉ sử dụng hạn chế cho các nhiệm vụ chiến lược, đòi hỏi đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với quy mô của đơn vị đó

ĐẶC NHIÊM CỦA ĐỨC

Quân đội Đức (Deutsches Heer) là tên gọi các lực lượng phối hợp trên đất liền và trên không của Đế quốc Đức, còn được gọi là Quân đội Quốc gia (Reichsheer[1]), Quân đội Đế quốc (Kaiserliches Heer hay Kaiserreichsheer) hoặc Quân đội Đế quốc Đức. Thuật ngữ "Deutsches Heer" cũng được dùng để chỉ Lục quân Đức – thành phần trên bộ của Quân đội Liên bang Bundeswehr của Đức hiện nay. Quân đội Đế quốc Đức được hình thành khi Đế quốc Đức được thành lập vào năm 1871 và tồn tại cho đến năm 1919, sau khi Đế quốc Đức thua trận trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Quân đội Đức đã từng là đội quân lớn nhất và mạnh nhất châu Âu

Quân đội Nhân dân Việt Nam

Quân đội Nhân dân Việt Nam, tiền thân là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, là lực lượng quân đội chính quy của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là của chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 hàng năm. Quân kỳ của Quân đội Nhân dân Việt Nam là lá quốc kỳ của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ "Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ trong đó có 3 nữ với 34 khẩu súng các loại do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung; Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng; Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến; Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị; Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý. Lễ thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại rừng Thàn Mát, xã Định Biên, huyện Định Hóa (Thái Nguyên). Trận đánh đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là trận Phai Khắt, Nà Ngần ngày 25 và 26 tháng 12 năm 1944. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, khi tiến đánh Thái Nguyên, quân số Giải phóng quân đã khoảng 450 người, biên chế thành một chi đội (tiểu đoàn), do Lâm Cẩm Như làm chi đội trưởng. Sau 7 ngày quân Nhật ở Thái Nguyên mới chịu chấp nhận giao nộp vũ khí cho Giải phóng quân. Chiến tranh Đông Dương[sửa] Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để đối phó với sức ép của quân Tưởng Giới Thạch đòi giải tán quân đội chính quy Việt Minh, tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân. Lúc này quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Một số chi đội đã "Nam tiến" để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp đang tấn công trở lại ở Nam Bộ. Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam[5], được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Quân đội tổ chức biên chế thống nhất theo trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội... Cùng với việc xây dựng quân đội quốc gia, chính phủ đặc biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng, lực lượng bán vũ trang, bao gồm: dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị. Đến cuối năm 1946, có khoảng 1 triệu dân quân tự vệ đã được tổ chức và huấn luyện quân sự.[6] Trong thời kỳ 1945-1950, có những người nước ngoài đã tình nguyện tham gia chiến đấu và các ngành khác như chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật, huấn luyện, quân y, quân giới, tuyên truyền... Nhiều người được giao trọng trách và phong quân hàm sĩ quan cao cấp. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng quân đội Việt Nam trong thời kì non trẻ. (Xem bài Chiến sĩ "Việt Nam mới"). Năm 1949, hoàn thiện tổ chức tiểu đoàn bộ binh. Đơn vị này gồm 3 đại đội bộ binh, một đại đội hỏa lực mạnh. Có súng máy hạng nặng và súng cối. Quân hiệu Quân đội Nhân dân Việt Nam Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam. Cần lưu ý là cùng thời gian này, một lực lượng bản xứ đã được Pháp thành lập trong chiến lược Da vàng hóa chiến tranh, cũng mang tên Quân đội Quốc gia Việt Nam nhưng tham chiến cùng Pháp để chống lại Quân đội Nhân dân Việt Nam, và đây chính là tiền thân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau này. Do vậy cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn trong các giai đoạn sau. Đầu năm 1950, bộ đội chủ lực đã có những trung đoàn hoàn chỉnh, cũng đã thành thạo việc đánh công kiên. Biên chế các trung đoàn này đến nay vẫn còn như vậy, rất đặc trưng Việt Nam.[7]. Cũng thời gian này, để chuẩn bị thời phản công, các sư đoàn quan trọng được thành lập, đến nay vẫn là khối cơ động chủ lực của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Nhóm các đơn vị thuộc khối quân cơ động trung ương (thành lập 1950-1951) gồm các đại đoàn 304, 308, 312, 316, 320, 351. Sau này có thêm các đơn vị pháo binh, phòng không, pháo phản lực trong sư đoàn 351 như trung đoàn 237 (Cối lớn, trung đoàn 367 (phòng không 37mm). Sư 351 còn dược gọi là bộ binh nặng, công pháo (công binh, pháo binh). Năm 1954, với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, đây là đội quân đầu tiên của một đất nước thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân cũ trong lịch sử thế giới của thế kỷ 20. Sau năm 1954, bộ phận Quân đội Nhân dân Việt Nam tại miền Nam (khoảng 140 ngàn người) tập kết về miền bắc Việt Nam, và được chính quy hóa. Cuối chiến tranh, Quân đội Nhân dân Việt Nam có khoảng 24 vạn quân chủ lực và gần 1 triệu du kích. Thiếu tá Bi-gia, đã có kinh nghiệm chiến trường chín năm liền ở Đông Dương, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ từ lúc xây dựng cứ điểm đến khi đầu hàng, đã bày tỏ sự kính trọng của mình đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam: “Tôi đã thấy họ khởi sự từ những khẩu súng bất kỳ như súng săn và sau đó, tháng này qua tháng khác, họ được tổ chức thành những nhóm nhỏ, rồi từ các nhóm nhỏ thành trung đội, từ các trung đội lên đại đội, từ đại đội lên tiểu đoàn và lữ đoàn và cuối cùng là thành các sư đoàn đủ quân. Tôi đã thấy tất cả những điều này và tôi có thể nói với các vị rằng họ đã trở thành những người lính bộ binh vĩ đại nhất trên thế giới. Những người lính dẻo dai này có thể đi bộ 50 km trong đêm tối bằng sức của một bát cơm, trên những đôi giày ba-ta và hát vang trên đường ra trận. Theo quan điểm của tôi, họ đã trở thành những người lính bộ binh ngoại hạng và họ đã đánh bại được chúng ta”.[8] Chiến tranh Việt Nam[sửa] Sau 1954, Hoa Kỳ bắt đầu nhảy vào Đông Dương thế chân Pháp. Kế thừa chính sách Da vàng hóa chiến tranh của Pháp, Hoa Kỳ lập nên chế độ Việt Nam Cộng hòa để ngăn chặn việc thi hành hiệp định Geneve, nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam. Với mục tiêu đánh đổ sự thống trị thực dân mới của Mỹ, ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ, Quân Giải phóng miền Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Du kích Nam bộ của Quân đội Nhân dân Việt Nam Người Mỹ thường phân biệt Quân Giải phóng miền Nam với Quân đội Nhân dân Việt Nam (mà Mỹ gọi là "Quân đội Bắc Việt Nam"). Cách gọi này xuất phát từ động cơ tuyên truyền, lợi dụng tên gọi vùng miền để gây chia rẽ nhân tâm người dân Việt Nam, nhằm gây lầm tưởng rằng nhân dân hai miền Việt Nam có sự chia rẽ và đối địch nhau, qua đó biện hộ cho lý do tham chiến của Mỹ là để "bảo vệ Nam Việt Nam" (tương tự như cách gọi Bắc kì - Nam Kì của Pháp trước kia). Nhưng thực tế, cũng như cuộc chiến chống Pháp trước đó, cuộc chiến chống Mỹ của người Việt Nam ngay từ ban đầu đã mang tính chất toàn quốc, với sự tham chiến của cả hai miền. Người miền Nam đã trực tiếp đánh Mỹ ở tuyến đầu, còn miền Bắc chi viện và bổ sung. Trong suốt chiến tranh, nhân dân cả hai miền Việt Nam luôn đoàn kết, ủng hộ và là hậu phương to lớn tiếp sức cho Quân đội Nhân dân Việt Nam chống lại Hoa Kỳ. Chính người dân miền Nam đã đóng góp hàng triệu chiến sĩ cho Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng như chịu những hy sinh lớn nhất với gần 2/3 số Bà mẹ Việt Nam anh hùng là người miền Nam[9], huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam (cũng thuộc miền Nam) là huyện có nhiều liệt sĩ nhất nước.[10] Bộ đội hành quân vượt Trường Sơn chi viện cho miền Nam Chiếc võng Trường Sơn Về tổ chức, Quân Giải phóng miền Nam cũng là một bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có lực lượng xuất thân từ mọi miền Việt Nam, không có gì phân biệt về vùng miền, tổ chức, chỉ huy. Đây thực chất là lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam đóng ở miền Nam Việt Nam, kết hợp cả bộ phận tăng viện từ miền Bắc cũng như chiêu mộ những người chống Mỹ tại miền Nam, tạo thành lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ có đầy đủ cả người Nam và người Bắc. Quân đội Nhân dân Việt Nam khẳng định họ là lực lượng đại diện cho toàn dân tộc Việt Nam chứ không chỉ riêng vùng miền nào. Với mục tiêu "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào"[11], Quân đội Nhân dân Việt Nam đã liên tiếp đánh bại 3 chiến lược chiến tranh của Mỹ, bất chấp việc Mỹ vào lúc cao điểm đã huy động hơn một nửa lực lượng quân đội cho chiến trường Việt Nam. Sau nhiều năm sa lầy và chịu những tổn thất lớn về người và của, Mỹ buộc phải rút quân viễn chinh khỏi Việt Nam qua hiệp định Paris năm 1973. Mất đi sự tham chiến của quân đội Mỹ và viện trợ quân sự dồi dào, chỉ 2 năm sau, hơn 1,2 triệu quân Việt Nam Cộng hòa cũng bị Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh tan chỉ sau 55 ngày đêm của chiến dịch Mùa Xuân 1975. Đây là lần đầu tiên và cũng là duy nhất cho tới nay, quân đội Mỹ phải chấp nhận thất bại trong một cuộc chiến tranh. Do phải chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn hỏa lực mạnh, Quân đội Nhân dân Việt Nam tập trung phát triển các chiến thuật bộ binh phù hợp với số vũ khí hạn chế có trong tay và đúc kết kinh nghiệm thu được trong quá trình chiến đấu. Kết quả là Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có lực lượng bộ binh hạng nhẹ được coi là một trong những lực lượng thiện chiến hàng đầu trên thế giới. Trong một cuộc khảo sát sau cuộc chiến với các sỹ quan Hoa Kỳ từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, 44% đánh giá Quân đội Nhân dân Việt Nam là "thiện chiến và gan góc". Một sỹ quan nhận xét "Có một khuynh hướng đánh giá thấp đối thủ. Trong thực tế, họ là địch thủ giỏi nhất mà chúng ta từng phải đối mặt trong lịch sử"[12]. Nhờ sự kiên trì xây dựng từng bước lực lượng cũng như viện trợ của khối xã hội chủ nghĩa, năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam là đạo quân đông thứ 4 trên Thế giới, với 1,26 triệu quân chủ lực và địa phương cung với hơn hàng triệu dân quân, du kích, tự vệ, so sánh với dân số VN lúc đó đứng hàng 15 trên thế giới. Quân đội cũng được tổ chức và xây dựng thành những quân đoàn chủ lực cơ động mạnh. Năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam có 4 quân đoàn chủ lực mang số thứ tự 1,2,3,4 Sau năm 1975[sửa] Năm 1975, đất nước Việt Nam thống nhất. Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam hợp nhất thành Quân đội Nhân dân Việt Nam. Do yêu cầu tình hình chính trị - quân sự trên bán đảo Đông Dương, lực lượng vũ trang Việt Nam lúc cao điểm được phát triển lên đến 1,6 - 2 triệu quân thường trực, xếp hạng thứ 3 hoặc thứ 4 thế giới. Quân đội được tổ chức thành nhiều quân đoàn chủ lực,8 quân khu và 2 bộ tư lệnh quân tình nguyện tại Lào và Campuchia. Theo C. Thayer, viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam trong giai đoạn từ 1974 - 1989 lên đến chừng 14,5 tỷ đô la [13]. Sau năm 1990, với việc Việt Nam hoàn tất rút quân khỏi Campuchia và bắt đầu bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam thực hiện việc cắt giảm quân đội. Theo CIA, hiện nay quân đội Việt Nam có hơn 400.000 quân bộ binh, hơn 50.000 lính hải quân và hơn 30.000 lính không quân, chưa kể sự yểm trợ của 60.000 bộ đội biên phòng, 260.000 công an, cảnh sát, 5 triệu quân dự bị động viên và hàng triệu dân quân tự vệ được xây dựng rộng rãi trên khắp đất nước. Các trận đánh lớn[sửa] Quân đội Nhân Dân Việt Nam đã chiến đấu liên miên từ 1940 đến 1989 với 4 trong số các cường quốc trên thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai (Chống lại Đế quốc Nhật Bản) Chiến tranh Đông Dương (Chống lại Cộng hòa Pháp và các đồng minh bản xứ) Chiến tranh Việt Nam (Chống lại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và các đồng minh bản xứ) Chiến tranh biên giới Việt Nam-Campuchia (Chống lại Kampuchea Dân Chủ - Khmer Đỏ) Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 (Chống lại Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa) Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990 (Chống lại Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa) Xung đột Thái Lan-Việt Nam 1982-1988 (Chống lại Vương Quốc Thái Lan và Khmer Đỏ) Chiến tranh biên giới Lào-Thái Lan (Chống lại Vương Quốc Thái Lan xâm lược Lào bảo vệ đồng minh Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào) Xung đột năm 1997 tại Campuchia (Chống lại Khmer Đỏ và bảo vệ đồng minh Vương Quốc Campuchia) Xung đột tại Lào, xung đột tại Lào từ năm 1975 (Chống lại người Hmong nổi dậy và bảo vệ đồng minh Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào) Các trận chiến quan trọng[sửa] Xô Viết Nghệ Tĩnh Cách mạng tháng Tám Trận Hà Nội 1946 Chiến dịch Việt Bắc 1947 Chiến dịch Cao - Bắc - Lạng 1949 Chiến dịch Biên giới 1950 Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (Chiến dịch đường 18) 1951 Chiến dịch Hòa Bình 1952 Chiến dịch Tây Bắc 1952 Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 (chấm dứt Chiến tranh Đông Dương) Ấp Bắc 1963 Chiến dịch Bình Giã cuối 1964 đầu 1965 Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Junction City 1967 Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 Chiến dịch đường 9 - Khe Sanh 1968 Chiến dịch đường 9 - Nam Lào 1971 Chiến dịch Xuân hè 1972 Trận cầu Hàm Rồng Chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng (trận Điện Biên Phủ trên không) 1972 Chiến dịch Tây Nguyên 1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 (chấm dứt Chiến tranh Việt Nam) Tây Nam 1978-1979 (Chiến tranh Việt-Campuchia) Chiến tranh biên giới Việt - Trung, 1979 Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990 Đột kích biên giới Thái Lan Hải chiến Trường Sa 1988 Giao tranh biên giới Lào-Thái Lan Các tướng lĩnh tiêu biểu[sửa] Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đầu tiên Đại tướng Hoàng Văn Thái, Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam, tư lệnh quân giải phóng Miền Nam (1967-1973),Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao đầu tiên, Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn, Trưởng ban tổng kết chiến lược Quân ủy, Chỉ đạo ngành kỹ thuật quân sự, Hiệu trưởng Trường Quân chính kháng Nhật. Đại tướng Lê Trọng Tấn Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, làm đến phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Đại tướng Văn Tiến Dũng Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Đại tướng Phạm Văn Trà, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1997-2006) Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đương nhiệm (từ 2006) Thượng tướng Chu Văn Tấn, chỉ huy Cứu quốc quân Thượng tướng Trần Văn Trà, tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Thượng tướng Trần Văn Quang Thượng tướng Bùi Phùng Thượng tướng Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên Thượng tướng Hoàng Cầm Thượng tướng Nguyễn Hữu An Thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên Thượng tướng Nguyễn Chơn Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh Trung tướng Nguyễn Bình, Tư lệnh Nam Bộ - Trung tướng đầu tiên Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên Trung tướng Lê Quang Đạo Trung tướng Lê Hiến Mai Trung tướng Trần Độ Trung tướng Vương Thừa Vũ Thiếu tướng Dương Văn Dương, Tư lệnh Liên khu Bình Xuyên Thiếu tướng Hoàng Sâm, đội trưởng đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân Thiếu tướng Lê Thiết Hùng, vị tướng quân đầu tiên Thiếu tướng Nguyễn Sơn, Lưỡng quốc tướng quân Thiếu tướng Nguyễn Thị Định, nữ tướng đầu tiên, phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, cha đẻ của ngành quân giới Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, vị tướng Chính ủy Thiếu tướng Trần Văn Trân Thiếu tướng Hoàng Đan Xem thêm: Danh sách các tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam Tổ chức Theo Luật Quốc phòng năm 2005 (luật số 39/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005), Quân đội nhân dân là một bộ phận và là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm Lực lượng Thường trực và Lực lượng Dự bị Động viên. Lực lượng Thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội Chủ lực, Bộ đội Địa phương và Bộ đội Biên phòng. Cấp tổ chức của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ thấp đến cao là Tiểu đội, Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn, Lữ đoàn, Sư đoàn (trước đây gọi là Đại đoàn). Cấp cao nhất là Quân đoàn , hiện nay có 4 quân đoàn là các quân đoàn 1, 2, 3, 4. Đây chính là quân chủ lực cơ động. Từ cấp tiểu đoàn trở lên có ban chỉ huy gồm cấp trưởng, cấp phó, tham mưu trưởng và cấp phó phụ trách công tác chính trị, theo chế độ một thủ trưởng. Trước đây, khi thực hiện chế độ "2 thủ trưởng", thì ngoài thủ trưởng quân sự (đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng...), từ cấp đại đội trở lên còn có thủ trưởng chính trị, được gọi là chính trị viên (ở cấp đại đội và tiểu đoàn) hoặc chính ủy (ở cấp trung đoàn trở lên). Cấp thủ trưởng chính trị này từ sau Chiến tranh Việt Nam đã chuyển thành cấp phó phụ trách công tác chính trị. Theo nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ X, chế độ chính ủy - chính trị viên lại được khôi phục trong toàn quân từ năm 2006. Tổ chức quân đội chia ra hai loại: Quân cơ động và Quân đồn trú. Quân cơ động là lực lượng chủ lực tiến công cơ động, không gắn cố định với địa dư đóng quân. Quân đồn trú để bảo vệ địa phương mình đồn trú và xây dựng quân sự địa phương.