Quân đội Anh

Các lực lượng vũ trang của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland còn được gọi là Lực lượng Vũ trang Anh hay Quân đội Anh, gồm có hải quân, lục quân và không quân. Lực lượng vũ trang Anh là một trong những lực lượng quân sự lớn nhất ở Châu Âu, mặc dù chỉ xếp thứ 3 trên thế giới. Quân đội Anh, vào năm 2006 có 429.500 người, trong đó lực lượng chính quy là 195.900 người, lực lượng dự bị là 191.300 người và quân tình nguyện dự bị là 42.300 người. Tuy xếp thứ 3 trên thế giới về quân số nhưng Quân đội Anh có chi phí quốc phòng lớn thứ hai trên thế giới, có vũ khí, trang thiết bị hiện đại bậc nhất do đó Quân đội Anh cũng đựoc xem là một trong những lực lượng vũ trang mạnh nhất trên thế giới. Tổng Tư lệnh của Quân đội Anh là Nữ hoàng Elizabeth II của Anh và quân đội được quản lý bởi Hội đồng Quốc phòng Anh thuộc Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên trên thực tế Thủ tướng Anh nắm giữ quyền lực đối với lực lượng vũ trang. Quân đội Anh có trách nhiệm bảo vệ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, thúc đẩy việc mở rộng anh ninh cho các khu vực có lợi ích của chính phủ và hỗ trợ các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế. Quân đội Anh là lực lượng chính hoạt động tích cực trong NATO và các liên minh khác. Các hoạt động có sự tham dự của Quân đội Anh gồm các cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq (năm 2001 và năm 2003), sự can thiệp vào Sierra Leone (năm 2000), các hoạt động gìn giữ hoà bình ở Balkan và Kypros. Quân đội này có các căn cứ quân sự ở nhiều nước Hải quân Hoàng gia Anh Hải quân Hoàng gia Anh là lực lượng lâu đời nhất trong Lực lượng Vũ trang Anh. Từ đầu thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 20, Hải quân Anh là lực lượng hải quân lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới, đóng vai trò chủ yếu trong việc thiết lập nên một Đế quốc Anh có sức mạnh vượt trội trong thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Trong Đệ nhị Thế chiến, Hải quân Hoàng gia có khoảng 900 tầu hoạt động. Trong Chiến tranh lạnh, nó đã thay đổi nhiệm vụ chính, trở thành lực lượng chống tầu ngầm, chống lại các tầu ngầm của Liên Xô. Khi Liên Xô tan rã, vai trò của nó trong thế kỷ 21 đã trở lại như ban đầu và tập trung vào hoạt động chủ yếu ở các vùng nước sâu trên toàn cầu. Hải quân Hoàng gia Anh hiện nay, xét về trọng lượng của các hạm tầu, là lực lượng hải quân lớn thứ 2 trong NATO. Hải quân Anh hiện có khoảng 91 hạm tầu đang hoạt động, gồm các tầu sân bay, tầu ngầm hạt nhân, các tầu chống mìn và các tầu tuần tra. Không quân Hoàng gia Anh Không quân Hoàng gia Anh (Royal Air Force - RAF) là lực lượng không quân thuộc Quân đội Anh. Không quân Hoàng gia được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1918 và đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử quân sự Anh, chiếm một vị thế cao trong Đệ nhị thế chiến và trong các cuộc xung đột như Chiến tranh Iraq. Không quân Hoàng gia có 998 máy bay và 48.700 người (năm 2006). Nhiệm vụ Nhiệm vụ của Không quân Hoàng gia Anh là "Tác chiến trên không, tạo cho lực lượng không quân chiến thắng nhanh chóng, đối phó được với các thách thức hiện nay; luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tiếp theo; làm việc trong lực lượng lượng quốc phòng để gánh vác các nhiệm vụ chung khác." Điều này hỗ trợ cho mục đích của Bộ quốc phòng Anh "đảm bảo an ninh và bảo vệ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và các vùng lãnh thổ thuộc Anh, bao gồm cả việc chống lại sự khủng bố; hỗ trợ cho chính sách đối ngoại của Chính phủ Anh để thực hiện mục đích thúc đẩy hoà bình và an ninh quốc tế. Không quân Hoàng gia Anh là lực lượng không quân lâu đời nhất trên thế giới. Nó được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1918 trong Đệ nhất Thế chiến bởi sự hợp nhất của các quân đoàn không quân hoàng gia và lực lượng phục vụ không quân - hải quân hoàng gia. Cấu trúc của Không quân Hoàng gia Bộ Không quân Anh Bộ Tư lệnh Không quân Anh Liên đoàn bay số 1 Liên đoàn bay số 2 Liên đoàn bay số 22 Liên đoàn bay số 83

Đăng nhận xét