Quân đội Nhân dân Triều Tiên

Quân đội Nhân dân Triều Tiên là lực lượng quân sự của Triều Tiên, gồm 5 nhánh: Lục quân, Hải quân, Không quân, Tên lửa đạn đạo và Đặc công. Đây được xem là một trong những lực lượng quân đội đông nhất thế giới, đứng thứ 4 trên thế giới về quân số, với khoảng 1,1 triệu người trong lực lượng chính quy.[4] Nó cũng có một lực lượng dự bị khoảng 8 triệu người. Ngân sách quốc phòng của Triều Tiên ước tính vào khoảng là 5,217 tỉ USD (2002), ước tính chiếm khoảng 22,9% GDP (2003). Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Triều Tiên là Kim Jong-un, Nguyên Soái, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, Chủ tịch Quân ủy TW Quân đội Nhân dân Triều Tiên được thành lập chính thức vào ngày 8 tháng 2 năm 1948 với sự giúp đỡ của Liên Xô (bấy giờ đảng Cộng sản Trung Quốc còn chưa giành được quyền kiểm soát toàn bộ Trung Hoa lục địa). Tiền thân của Quân đội Nhân dân Triều Tiên là lực lượng Quân Tình nguyện Triều Tiên, các lực lượng du kích chống đế quốc Nhật, những cựu chiến sĩ người Triều Tiên phục vụ trong Hồng quân của Liên Xô và Hồng quân Công Nông của Trung Quốc thời Mao Trạch Đông. Một trong những nhà lãnh đạo của lực lượng du kích là Kim Nhật Thành, người đã tập hợp một nhóm khoảng 300 lính du kích Triều Tiên hoạt động chống phát xít Nhật ở Mãn Châu. Năm 1978, Kim Nhật Thành, lúc này là lãnh tụ tối cao của Triều Tiên, đã ra sắc lệnh đổi “Ngày thành lập Quân đội” từ ngày 8 tháng 2 thành ngày 25 tháng 4 - là ngày thiết lập lực lượng quân đội du kích chống Nhật năm 1932. Lục quân Lục quân CHDCND Triều Tiên gồm 924 nghìn người, chiếm 90% quân số toàn quân đội, biên chế thành 153 đơn vị cấp sư đoàn và lữ đoàn với 4 binh chủng: - Binh chủng bộ binh (60 sư đoàn bộ binh thường, 25 sư đoàn bộ binh cơ giới) - Binh chủng thiết giáp: 25 lữ đoàn với 1000 T34, 2.200 T54,T55,T59, 600 T62, 2270 xe thiết giáp do LX và TQ viện trợ - Binh chủng pháo binh: 30 lữ đoàn với 33 nghìn pháo mặt đất và pháo PK các loại. Ngoài ra còn có hàng nghìn đơn vị tên lửa vác vai và xe tên lửa loại SA-7, SA-14, SA-16 do Liên Xô cung cấp. - Lực lượng vũ khí đặc biệt: cấu thành từ 2 bộ phận: tác chiến và phòng chống chiến tranh hóa học; Tác chiến và phòng chống chiến tranh sinh học. Hiện nay bộ phận này có hàng nghìn đạn pháo mang tác nhân sinh hóa, cũng như nhiều vũ khí sinh hóa có khả năng hủy diệt hàng loạt. Phòng không - Không quân Lực lượng phòng không không quân kể từ đầu 1990 được thống nhất về một mối dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh Không quân quốc gia với 3 cụm tác chiến phòng không không quân hợp thành (gồm các đơn vị rada, tên lửa, trinh sát, tiêm kích, ném bom, vận tải...) - Sở chỉ huy không chiến số 1 đóng tại Kaech'n (phòng thủ khu vực biên giới Tây-Bắc giáp TQ, biển Hoàng Hải, quân khu Bình Nhưỡng, được trang bị phần lớn tiêm kích đánh chặn MiG-29) - Sở chỉ huy không chiến số 2 tại Tocksan (phòng thủ vùng biển Nhật Bản và biên giới với Nga) - Sở chỉ huy không chiến số 3 đóng tại Hwangju (giáp khu phi quân sự) Hải quân Lực lượng hải quân biên chế thành 2 hạm đội: Hạm đội Hoàng hải gồm 300 tàu chiến các loại, Hạm đội Đông hải có 470 tàu. Vũ khí đa phần do Liên Xô, Trung Quốc viện trợ và 1 phần tự chế tạo (trước 1990). Tên lửa đạn đạo Mặc dù không có nhiều vũ khí hiện đại, nhưng Triều Tiên chú trọng phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo để tạo thành nền tảng vũ khí chiến lược răn đe. Sức mạnh quân sự càng củng cố thêm khi Triều Tiên được ước đoán có khoảng 84 tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, mà phần lớn trong đó là tự chế tạo. Đặc công Ban đầu chỉ là một binh chủng, lực lượng đặc công Triều Tiên có hơn 25 lữ đoàn, với hơn 18 vạn binh sĩ, chủ yếu bố trí ở gần khu vực phi quân sự. Có thể nói Triều Tiên có tỷ lệ quân tinh nhuệ vào loại cao nhất thế giới. Cấu trúc Rút kinh nghiệm từ các cuộc chiến tranh Việt Nam, Israel-Ả rập, Bắc Triều Tiên tập trung phát triển các quân đoàn cơ động tại vùng biên giới với Hàn Quốc, đặc biệt là lực lượng đặc công. Qua các cuộc chiến gần đây như Iraq, Nam Tư, CHDCND Triều Tiên cũng tăng cường xây dựng các hệ thống hầm ngầm kiên cố nhằm bảo vệ quân đội trước các cuộc tập kích có sức phá hủy lớn. Từ cuối năm 1970, Triều Tiên bắt đầu tổ chức lại quân đội và hiện đai hóa lục quân. Triều Tiên đã bắt đầu chế tạo các loại xe tăng T-62 trang bị pháo 115mm, đây là loại xe tăng chiến đấu chủ yếu của Quân đội Liên Xô trong những năm 1960. Dựa trên xu thế chung và các bức ảnh chụp được ở các cuộc diễu binh của lực lượng vũ trang cho thấy rõ ràng là Triều Tiên đã có những thay đổi đáng kể từ các thiết kế của Liên Xô hay Trung Quốc trong các mẫu xe tăng của họ. Năm 1980, để quân đội cơ động hơn và hiện đại hơn, nhiều loại xe tăng mới, pháo tự hành, xe bọc thép, xe tải đã được đồng loạt đưa vào trang bị. Lục quân vẫn giữ các loại vũ khí trước đây và bảo quản một số lượng lớn trang thiết bị trong các kho niêm cất, giữ lại các trang bị đã cũ nhưng có sự cải tiến trong các lực lượng chính quy hay trong lực lương dự bị. Giữa những năm 1980 đến 1992, Triều Tiên đã tổ chức và trang bị lại, được triển khai chủ yếu cho lục quân. Từ giữa các năm 1984 đến 1992, quân đội đã trang bi thêm khoảng 1.000 xe tăng, hơn 2.500 xe APC/IFV, khoảng 6.000 pháo và dàn phóng rốc két. Năm 1992, Triều Tiên đã phát triển gấp đôi số lượng xe tăng và pháo binh.

Đăng nhận xét