Quân đội
- on 04:35
- No comments
Quân đội là tổ chức vũ trang tập trung, thường trực và chuyên nghiệp do một nhà nước hoặc một phong trào chính trị xây dựng nhằm mục tiêu giành chính quyền, giải phóng đất nước, bảo vệ Tổ quốc bằng đấu tranh vũ trang (chiến tranh, nội chiến...) hoặc tiếnh hành chiến tranh, đấu tranh vũ trang để thực hiện mục đích chính trị của nhà nước hoặc của phong trào chính trị đó. Mục tiêu chiến đấu, chức năng đối nội, đối ngoại và bản chất giai cấp của quân đội phụ thuộc vào mục đích chính trị và bản chất giai cấp của nhà nước hoặc phong trào chính trị tổ chức ra nó. Vì vậy, không có quân đội tuyệt đối phi giai cấp hoặc tuyệt đối đứng ngoài chính trị. Sức chiến đấu của quân đội phụ thuộc chế độ chính trị-xã hội, vào sức mạnh kinh tế-xã hội của nhà nước hoặc của phong trào chính trị, vào trình độ phát triển khoa học-kỹ thuật và các yếu tố nội hàm của nó như quân số, chất lượng sĩ quan và binh sĩ, vũ khí trang bị, trình độ khoa học - nghệ thuật quân sự và trình độ tổ chức của những người chỉ huy, trạng thái tinh thần và trình độ tác chiến của binh sĩ. Quy mô tổ chức quân đội phụ thuộc vào mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của nhà nước hoặc phong trào chính trị trong từng thời kỳ hoặc giai đoạn lịch sử cụ thể
Sự ra đời và lịch sử của quân đội là do lịch sử của tất cả các cuộc xung đột, không chỉ những cuộc xung đột trực tiếp của quân đội. Lịch sử của quân đội khác một chút so với lịch sử của các cuộc chiến tranh. Lịch sử của quân đội đề cập đến con người, trong khi lịch sử các cuộc chiến tranh tập trung chính vào sự phát triển của chính các cuộc chiến tranh, về sự thay đổi của công nghệ, chính phủ và địa lý. Lịch sử quân đội có nhiều mục đích. Mục đích chính của nó là học được từ quá khứ những thành công và các sai lầm để tiến hành các cuộc chiến tranh trong tương lai hiệu quả hơn. Cũng có thể biết được truyền thống đánh giặc và cách ngăn chặn các cuộc chiến tranh có hiệu quả hơn.
Quân đội cổ đại
Lịch sử thời kỳ cổ đại đã có những quân đội của các đế chế với quy mô hàng chục vạn người như quân đội của các nước Ai Cập, Hy Lạp, Sparta, La Mã, các quốc gia Trung Quốc cổ đại .v.v...
Quân đội Ai Cập cổ đại[sửa]
Quân đội Ai Cập cổ đại có sự phát triển rực rỡ nhất dưới thời vua Ramesses II, với quy mô lên đến 40.000 người [2]. Do chế độ chính trị - xã hội đẳng cấp, Quân đội Ai Cập được chia thành hai loại Hermotipe và Calasia, ngoài ra còn có quân hậu bị (như quân dự bị hiện nay ở Việt Nam) khoảng 9.000 binh sĩ. Các đơn vị Calasia có quy mô đến 25.000 người, các đơn vị Hermotipe có quy mô khoảng 16.000 nguời. Trong Quân đội Ai Cập cổ đại, Hermotipe giữ vị trí đẳng cấp cao hơn Calasia với thành phần là các chiến binh đã trải qua trận mạc và lập nhiều thành tích cũng như có tuổi tác và thâm niên quân ngũ cao. Trong vòng từ 3 đến 5 năm, một số lính Calasia sẽ dược xét chuyển lên Hermotipe. Những người không được xét tuyển sẽ chuyển thành quân hậu bị. Một số lượng quân sĩ mới sẽ được tuyển từ thanh niên để thay thế cho số quân này.[3]
Dưới thời Ramesses II, Quân đội Ai Cập được tổ chức thành 4 quân đoàn do 4 chỉ huy cao cấp của Hoàng gia đứng đầu với quân số thường trực của mỗi quân đoàn 5.000 người. Dưới quân đoàn là các làng quân sự (compagny) do các chỉ huy trưởng thành từ binh sĩ đứng đầu với 250 quân. Ngoài quân thường trực, mỗi quân đoàn có khoảng 20 làng quân sự. Đơn vị cơ sở thấp nhất của quân đội Ai Cập cổ đại là các trung đội (platoon) với 50 binh sĩ. Mỗi làng có khoảng 5 trung đội.[4]
Quân đội Ai Cập cổ đại gồm chủ yếu là lục quân với vũ khi trang bị cầm tay như giáo, kiếm, gậy, cung, nỏ, mộc, mũ, giáp. Theo vũ khí trang bị, các quân đoàn tổ chức các compagny chức năng như: lính mang giáo, lính mang kiếm, lính mang gậy, lính bắn cung, lính mang nỏ bắn đá; trong đó, lính bắn cung là nòng cốt của quân đội Ai Cập cổ đại.[5]
Quân đội Hi Lạp cổ đại[sửa]
Quân đội Hy Lạp cổ đại được xây dựng theo chế độ nghĩa vụ quân sự nhưng chỉ áp dụng đối với đàn ông tự do từ đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi. Đàn ông nô lệ tham gia quân đội theo chế độ tình nguyện. Nhà nước Hy Lạp cổ đại khuyến khích sự tự nguyện này bằng cách công nhận tư cách công dân của họ sau khi họ lập thành tích trên chiến trường. Những người đã giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước được miễn thi hành nghĩa vụ quân sự. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ quân sự là hai năm. Ngoài chế độ nghĩa vụ quân sự, công dân Hy Lạp là nam giới phải thực hiện lệnh động viên quân sự do đại hội các công dân quyết định khi có tình trạng chiến tranh. Đại hội này cùng xác định số lượng quân nhân phải thực hiện lệnh động viên. Chỉ huy quân đội Hy Lạp cổ đại là 10 vị Tướng quân do dân bầu; có nhiệm vụ tuyển mộ, huấn luyện, tổ chức binh sĩ ở các bộ lạc thành các binh đội. Khi phục vụ trong quân đội, các chỉ huy và binh sĩ được trả lương cao.
Ở thời kỳ chiến tranh chống Đế quốc Ba Tư, Quân đội Hy Lạp có tổng quân số lên đến 41.800 người gồm 13.000 lính bộ binh nặng, 16.000 lính bộ binh nhẹ (chủ yếu là nhiệm vụ đồn trú, phòng thủ), 1.200 kỵ binh và 1.600 lính bắn cung. Trong đó, bộ binh nặng gồm các công dân tự do có điều kiện kinh tế tương đối khá giả với trang bị mũ, giáp, mộc, kiếm ngắn và giáo dài đến 3 m là lực lượng nòng cốt của quân đội. Bộ binh nhẹ gồm dân nghèo và nô lệ thường phải tự kiếm lấy vũ khí, trang bị. Trong bộ binh nhẹ của Quân đội Hy Lạp cổ đại còn có thêm lính từ các liên minh và cả lính lê duơng (legionnair). Bộ binh nhẹ đựoc đánh giá cao vì sự tháo vát, nhanh nhẹn và ý chí chiến đấu cao. Quân đội Hy Lạp cổ đại còn có một hạm đội quân sự mạnh chủ yếu để vận chuyển lục quân đến các vùng chiến sự và tham gia các trận hải chiến phòng thủ.
Trong lịch sử, Quân đội Hy Lạp cổ đại đã có những chiến thắng lớn trong các trận đánh ở Marathon, Platea...
Theo ngành chức năng và đặc điểm phương tiện, vũ khí[sửa]
Quân đội được chia thành các binh chủng chức năng, mỗi một chức năng thường do một đơn vị cấp bộ tư lệnh hoặc cấp cục phụ trách. Theo mô hình tổ chức trực tuyến tham mưu và trực tuyến chức năng, các bộ tư lệnh binh chủng có quyền chỉ huy trực tiếp đối với các đơn vị chiến đấu trực thuộc và quyền tham gia chỉ huy theo chức năng đối với các đơn vị chiến đấu không trực thuộc nhưng có sử dụng vũ khí, trang bị do ngành mình quản lý.
Bộ binh: tổ chức quân đội duy nhất không có có bộ tư lệnh chức năng riêng
Pháo binh
Tên lửa mặt đất (các nước có quy mô lục quân nhỏ thường ghép binh chủng này vào Pháo binh)
Công binh
Phòng không
Cao xạ phòng không (ở những nước có quy mô phòng không cấp quân chủng)
Tên lửa phòng không (ở những nước có quy mô phòng không cấp quân chủng)
Không quân (ở những nước có lực lượng không quân vừa và nhỏ)
Không quân tiêm kích (ở những nước có quy mô không quân lớn)
Không quân ném bom (ở những nước có quy mô không quân lớn)
Không quân chiến lược (ở những nước có quy mô không quân lớn)
Không quân chiến thuật (ở những nước có quy mô không quân lớn)
Tác chiến điện tử: một số nước (trong đó có Việt Nam) vẫn gọi là binh chủng radar
Thông tin quân sự
Xe tăng hoặc Tăng-thiết giáp
Hoá học
Thủy quân lục chiến (ở những nước có quy mô hải quân nhỏ)
Đặc công (hay lực lượng đặc biệt, lực lượng tinh nhuệ... tuỳ theo cách gọi của mỗi nước)
Đổ bộ đường không
Vận tải quân sự
Kị binh (đến thời hiện đại đã chuyển thành kị binh thiết giáp, kị binh không vận).
Tên lửa chiến lược (ở những nước có lực lượng tên lửa chiến lược vừa và nhỏ).
Các binh chủng có thể được tổ chức trong biên chế của các quân chủng nhưng cũng có thể được tổ chức độc lập.
Theo sự phân cấp và quy mô tổ chức[sửa]
Đơn vị quân đội
APP-6 Infantry.svg
Ký hiệu bản đồ quân sự
Latvian platoon at Camp Lejune.jpg
Tiểu đội: 9-10 lính
Trung đội: 20-40 lính
Đại đội: 70-200 lính
Tiểu đoàn: 300-1.000 lính
Trung đoàn: 3.000-5.000 lính
Lữ đoàn: 3.000-5.000 lính
Sư đoàn: 10.000-15.000 lính
Quân đoàn: 20.000-45.000 lính
Tập đoàn quân
Phương diện quân
Cụm tập đoàn quân
heo sự phân cấp và quy mô tổ chức
Theo sự phân cấp, các đơn vị chủ lực của quân đội (chủ yếu là của lục quân) có thể được phân cấp thành
Phương diện quân: tổ chức biên chế tương đương 7 đến 10 quân đoàn hoặc từ 3 đến 7 tập đoàn quân. Tư lệnh Phương diện quân thường có cấp hàm Nguyên soái hoặc Đại tướng.
Tập đoàn quân: tổ chức biên chế tương đương khoảng 2-5 quân đoàn hoặc từ 7 đến trên 10 sư đoàn. Tư lệnh Tập đoàn quân thường có cấp hàm Đại tướng, Thượng tướng hoặc Trung tướng.
Quân đoàn gồm các sư đoàn và có thể có lữ đoàn hoặc các các trung đoàn độc lập được phối thuộc. Tư lệnh quân đoàn thường có cấp hàm Trung tướng hoặc Thiếu tướng.
Sư đoàn gồm các trung đoàn, lữ đoàn và có thể có các tiểu đoàn độc lập được phối thuộc. Chỉ huy Sư đoàn thường có cấp hàm Thiếu tướng hoặc Đại tá. (Trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, chỉ huy sư đoàn có thể chỉ có cấp hàm Thuợng tá).
Lữ đoàn gồm các tiểu đoàn và các đại đội tăng cường, có quy mô lớn hơn trung đoàn và nhỏ hơn sư đoàn. Chỉ huy lữ đoàn thường có cấp hàm Thiếu tướng, Đại tá, Thượng tá và Trung tá.
Trung đoàn gồm các tiểu đoàn và có thể có các đại đội độc lập phối thuộc. Chỉ huy trung đoàn thường có cấp hàm Thượng tá, Trung tá hoặc Thiếu tá.
Tiểu đoàn gồm các đại đội và có thể có các trung đội phối thuộc. Chỉ huy tiểu đoàn thường có cấp hàm Thiếu tá, Đại uý hoặc Thượng uý.
Đại đội gồm các trung đội và có thể có các tiểu đội phối thuộc. Chỉ huy đại đội thường có cấp hàm Đại uý, Thượng uý hoặc Trung uý.
Trung đội gồm các tiểu đội. Chỉ huy trung đội thường có cấp hàm Trung uý, Thiếu uý hoặc Chuẩn uý.
Tiểu đội là đơn vị tổ chức nhỏ nhất của quân đội cũng như các lực lượng vũ trang khác. Chỉ huy tiểu đội thường có cấp hàm Chuẩn uý hoặc cấp hàm thuộc bậc hạ sĩ quan.
Các tổ chức quân sự quy mô lớn như phương diện quân, tập đoàn quân, đại quân đoàn... thường chỉ có ở các nước lớn như Quân đội Liên Xô (cũ), Quân đội Nga, Quân đội Hoa Kỳ, Quân đội Trung Quốc, Quân đội Anh, Quân đội Pháp... Quân đội nhân dân Việt Nam cũng có các tổ chức đến cấp Quân đoàn, hiện có 4 quân đoàn và một đơn vị tương đương quân đoàn
Quân đội các nước[sửa]
Quân đội Anh
Quân đội Hoa Kỳ
Quân đội Liên Xô (cũ)
Quân đội Nga
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quân đội Pháp
Quân đội Trung Quốc
Đăng nhận xét